1. BẮC KINH
Bắc Kinh hiện là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới. Thành phố nằm ở miền Hoa Bắc, và là một trực hạt thị dưới quyền Chính phủ Trung ương, với 14 quận nội thị và cận nội thị cùng hai huyện nông thôn. Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, trong khi Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía đông nam.
Bắc Kinh là thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc nếu xét theo dân số đô thị, xếp sau Thượng Hải; và là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc. Thành phố là nơi đặt trụ sở của hầu hết các công ty quốc hữu lớn nhất Trung Quốc, và là một đầu mối giao thông chính của các hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt và đường sắt cao tốc tại Trung Quốc.
Từ xa xưa, Bắc Kinh từng là kinh đô của các triều đại Yên, Kim, Nguyên, Minh, Thanh. Và đến ngày nay những công trình như hoàng cung, tường và cổng thành, đền đài, hoa viên, lăng mộ... vẫn còn được lưu giữ ở thành phố này. Chính vì vậy, du lịch Bắc Kinh du khách không chỉ thấy được một thành phố tấp nập, sôi động mà đâu đó vẫn có những góc yên bình, cổ kính.
Đến Bắc Kinh, du khách nhất định phải tham quan Tử Cấm Thành. Đây là cái tên hẳn đã rất quen thuộc với những người yêu thích phim cổ trang Trung Quốc. Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung với diện tích rộng lớn cùng những công trình cung tẩm hùng vỹ, cổ kính. Ngoài ra, còn có nhiều điểm tham quan khác ở Bắc Kinh như Vạn Lý Trường Thành, Di Hoà Diên, Thiên Đàn (Đàn thờ trời), Thiên An Môn, Đại học Bắc Kinh, Công viên rừng quốc gia Yunmengshan, Sân vận động Tổ Chim,...
2. THƯỢNG HẢI
Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới. Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của quốc gia này. Diện tích: 6.340,5 km2. Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.
Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến thế kỷ 20, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và London, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Sau khi Mao Trạch Đông cầm quyền Trung Quốc kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến và Quảng Châu - một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ 21 như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng cho sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc.
Khi nói về Thượng Hải mà không nhắc đến Bến Thượng Hải thì đó là một thiếu sót lớn. Cái tên Bến Thượng Hải nổi tiếng từ lâu đã là một hương cảng quan trọng trong giao thương với nước ngoài. Vị trí thuận lợi cùng với đó là lịch sử một thời thuộc địa của nhiều quốc gia Châu Âu và Nhật Bản đã khiến kinh tế nơi đây vô cùng phát triển và được xem là đi đầu ở Trung Quốc. Người dân Việt Nam thường biết đến "Bến Thượng Hải" qua những bộ phim khắc hoạ một thời tan thương của chiến tranh, của những cuộc chia ly mất mát. Và nơi đây cũng nổi tiếng với nhiều tân tuổi các anh hùng dân tộc Trung Hoa như Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Mã Vĩnh Trinh, Hoàng Phi Hồng...
Thượng Hải mang một vẻ đẹp hoàn toàn khác với Bắc Kinh. Nếu từng xem qua các bộ phim có bối cảnh ở Thượng Hải du khách dễ dàng nhận ra ở đây không có những cung điện cổ kính mà thay vào đó là một không khí cực tây bao trùm thành phố. Vì là thuộc địa của nhiều nước nên các công trình ở Thượng Hải cũng có sự pha trộn kiến trúc Ý, Pháp, Nhật... Nhờ vậy mà cảnh đẹp thành phố cũng vô cùng đặc biệt. Một vài những điểm đến nổi tiếng ở thành phố này như Bến Thượng Hải, sông Hoàng Phố, Dự Viên (Yuyuan ), Phố Nam Kinh, phim trường, chùa Tĩnh An...
3. THIÊN TÂN
Thiên Tân là một trực hạt thị, đồng thời là thành thị trung tâm quốc gia và thành thị mở cửa ven biển lớn nhất ở phía Bắc của Trung Quốc. Thiên Tân nằm trên bình nguyên Hoa Bắc, là nơi các chi lưu của Hải Hà hợp lưu với nhau, giáp với Bột Hải ở phía Đông và dựa vào Yên Sơn ở phía Bắc. Hải Hà chảy uốn lượn qua trung tâm đô thị của thành phố, các cây cầu bắc qua Hoài Hà hình thành nên cảnh tượng "nhất kiều nhất cảnh" cho Thiên Tân.
Từ thời cổ, Thiên Tân đã trở nên hưng thịnh nhờ vào vận tải đường thủy. Ngày 23/12/1402, thành Thiên Tân chính thức được xây dựng, là thành thị duy nhất có thời gian xây thành chính xác vào thời cổ tại Trung Quốc. Kể từ năm 1860, sau khi Thiên Tân trở thành một cảng thông thương với ngoại quốc, nhiều nước phương Tây đã lập tô giới tại Thiên Tân. Bên cạnh đó, Dương Vụ phái cũng lập ra các thể chế kinh tế tại Thiên Tân, khiến Thiên Tân trở thành tiền tuyến mở cửa ở phương Bắc Trung Quốc và là căn cứ của Dương Vụ vận động vào thời cận đại ở Trung Quốc. Với vị thế là nơi tiên phong, Thiên Tân vào thời cận đại có nền công nghiệp, thương nghiệp, tài chính phát triển nhanh chóng. Khi đó, Thiên Tân là nơi tiến hành "hiện đại hóa" quân sự, và là một trong những nơi đầu tiên tại Trung Quốc có đường sắt, điện báo, điện thoại, bưu chính, khai mỏ, giáo dục và tư pháp cận đại. Đương thời, Thiên Tân trở thành thành thị công thương nghiệp lớn thứ hai và trung tâm tài chính lớn nhất tại phía bắc Trung Quốc.
Ngày 22/3/2006, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt "Quy hoạch tổng thể thành phố Thiên Tân", theo đó Thiên Tân sẽ trở thành một thành phố cảng quốc tế, một trung tâm kinh tế phương Bắc và một thành phố sinh thái. Ngoài ra, còn đưa sự phát triển và mở cửa của tân khu Tân Hải vào trong chiến lược phát triển quốc gia của Trung Quốc, biến Thiên Tân thành cực tăng trưởng thứ ba của kinh tế Trung Quốc. Hiện nay thành phố đang đi đầu trong thời mở cửa kinh tế khi rất nhiều công ty nước ngoài chọn nơi đây để đầu tư. Bên cạnh việc kinh tế phát triển thì thành phố này còn có những cảnh đẹp hấp dẫn du khách.
Thư viện Binhai đặt tại Trung tâm Văn hóa thành phố Thiên Tân hiện nay có thể nói là điểm đến du lịch nổi bật nhất của thành phố này. Thư viện không chỉ có diện tích rộng lớn mà còn có thiết kế rất đặc biệt với hơn 1.200.000 cuốn sách. Bên cạnh đó, Thiên Tân cũng có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với cảnh biển, cảnh núi đồi và cảnh thành phố hiện đại. Một vài điểm đến nổi tiếng như Núi Panshan, Huangyaguan Great Wall, Dinh thự gia tộc Shi, bảo tàng Thiên Tân...
4. THÂM QUYẾN
Thành phố Thẩm Quyến hàng năm đón tiếp nhiều du khách đến tham quan và mua sắm, nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Đông. Điều đặc biệt về mặt địa lý chỉ cách Hồng Kông một con sông ngăn cách, do vậy du khách dễ dàng kết hợp trong việc du lịch Thẩm Quyến với du lịch Hồng Kông vừa tiết kiệm và thuân tiện. Quay lại những năm tháng xa xưa, Thẩm Quyến là một làng chài nghèo ở huyện Bảo An, tỉnh Quảng Đông thì năm 1979 chuyển thành thành phố Thẩm Quyến và năm 1980 chính thức trở thành đặc khu kinh tế Thẩm Quyến.
Không chỉ dừng lại ở điểm này mà Thẩm Quyến còn là trọng điểm du lịch của Trung Quốc. Nhiều công trình phục vụ du lịch được mở rộng về quy mô và giàu ý nghĩa văn hóa. Du khách đến đây sẽ choáng ngợp bởi những không gian tuyệt đẹp cộng với nét văn hóa đặc sắc của Trung Quốc.
Một trong những điều đặc biệt khiến du khách đến với Thâm Quyến ngày một nhiều đó là vì sự ra đời liên tục của các trung tâm mua sắm. Du khách đến đây có thể thoả thích mua các đặc sản Thâm Quyến nói riêng và Trung Quốc nói chung về làm quà. Những con đường mua sắm nổi tiếng ở Thâm Quyến mà bạn có thể ghé như Phố Hoa Kiều, Khu Nam Sơn, đường Hoa Cường Bắc. Cùng với đó ở Thâm Quyến cũng có nhiều điểm tham quan như Vườn bách thảo Hồ Tiên, Công viên Happy Valley, làng văn hoá Trung Quốc...
5. TRÙNG KHÁNH
Trùng Khánh là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc Trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh được hình thành vào ngày 14/3/1997 khi nó tách ra từ tỉnh Tứ Xuyên. Trùng Khánh được chia thành 19 khu (quận), 15 huyện, và 4 huyện tự trị.
Giản xưng chính thức của Trùng Khánh là "Du", nó được Quốc vụ viện phê chuẩn vào ngày 18/4/1997. Chữ này lấy từ tên cũ của sông Gia Lăng, là sông Du Thủy.
Trùng Khánh cũng từng là một thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Hoa Dân Quốc, và đóng vai trò là thủ đô thời chiến của Chính phủ Quốc dân trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945). Giản xưng này bắt nguồn từ tên cũ của đoạn sông Gia Lăng chảy qua Trùng Khánh rồi hợp vào Trường Giang.
Trùng Khánh là một khu vực quan trọng về lịch sử và văn hóa, thành phố cũng là trung tâm kinh tế của vùng thượng du Trường Giang. Trùng Khánh là một trung tâm sản xuất chính và một đầu mối giao thông của vùng Tây Nam Trung Quốc.
Trùng Khánh còn có tên gọi khác là Sơn Thành. Một trong những lý do của tên gọi này là vì địa hình đặc trưng khu vực. Thành phố Trùng Khánh có địa hình chủ yếu là gò đồi, núi non nhấp nhô.
Ít ai biết rằng Trùng Khánh là thành phố có tốc độ tăng trưởng du lịch lớn nhất thế giới. Mỗi năm thành phố thu hút một lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Thành phố sở hữu hàng loại những điểm đến tên tuổi như núi Tam Hiệp, hệ thống núi đá voi Wulong Karst, Ciqikou Old Town, Tượng khắc đá Đại Túc...
6. TÔ CHÂU
Thành phố lớn của Trung Quốc - Tô Châu trực thuộc tỉnh Giang Tô. Thành phố này có một lịch sử lâu đời (hơn 2.500 năm) nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ. Tô Châu đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc.
Ngày nay, bên cạnh một Tô Châu hiện đại và phát triển, du khách sẽ thấy thành phố với nhiều những công trình cổ kính còn tồn tại. Lang thang một ngày ở các con phố cổ bình yên và thơ mộng sẽ là trải nghiệm thú vật nhất khi du lịch Tô Châu. Du khách cũng có thể kết hợp tham quan Tổ Châu với Thượng Hải vì 2 nơi chỉ cách nhau khoảng 30 phút đi tàu cao tốc.
Một số điểm đến ở Tô Châu gợi ý cho du khách như bảo tàng Tô Châu, xưởng tơ lụa, Hàn Sơn Tự, Lưu Viên, Chuyết Chính Viên...
7. QUẢNG CHÂU
Quảng Châu là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tỉnh Quảng Đông. Nằm trên sông Châu Giang, thành phố cách Hồng Kông 120 km về phía Tây Bắc và cách Macau 145 km về phía Bắc. Quảng Châu có lịch sử hơn 2.200 năm và là một điểm cuối chính của con đường tơ lụa hàng hải và tiếp tục là cảng và trung tâm vận tải chính ngày nay, đây là một trong ba thành phố lớn nhất của Trung Quốc.
Quảng Châu nằm ở trung tâm của khu đô thị được xây dựng có số dân đông nhất ở Trung Hoa đại lục, một khu vực mở rộng đến các thành phố Phật Sơn, Đông Quan và Thâm Quyến láng giềng, tạo thành một trong những vùng đô thị lớn nhất hành tinh. Về mặt hành chính, thành phố là thủ phủ của tỉnh, và là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc.
Quảng Châu có một lịch sử hai thế kỷ liên quan đến tầm quan trọng của nó đối với thương mại nước ngoài. Là cảng Trung Quốc duy nhất có thể tiếp cận được với hầu hết các thương nhân nước ngoài, thành phố này đã rơi vào tay người Anh trong chiến tranh nha phiến lần thứ nhất. Không còn hưởng thụ độc quyền sau chiến tranh, nó đã mất thương mại với các cảng khác như Hồng Kông (gần) và Thượng Hải, nhưng vẫn tiếp tục phục vụ như một trung tâm thương mại quan trọng. Trong thương mại hiện đại, Quảng Châu nổi tiếng với Hội chợ Hàng Châu hàng năm, hội chợ thương mại lâu đời và lớn nhất ở Trung Quốc. Trong 3 năm liên tiếp 2013-2015, tạp chí Forbes xếp hạng Quảng Châu là thành phố thương mại tốt nhất Trung Quốc.
Nằm về phía Nam của Trung Hoa, Quảng Châu được trời phú cho những vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên hữu tình và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đến với Quảng Châu, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt đẹp tại thành phố này. Điểm tham quan ở Quảng Châu cũng rất đa dạng để du khách thỏa sức khám phá, trong đó có thể kể đến các đài tưởng niệm, công viên hay các cảnh đẹp thiên nhiên hùng vỹ. Nếu đang có ý định đến thành phố này du lịch thì du khách có thể ghé một vài điểm như Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Núi Bạch Vân, Vườn Bảo Mặc, Liên Hoa Sơn, CiTic Plaza...
Bên cạnh những cảnh đẹp thiên nhiên, nhân tạo thì Quảng Châu còn có các trung tâm mua sắm sầm uất bậc nhất Châu Á và thế giới, được mệnh danh là nơi “trên trời, dưới là hàng hóa”. Không chỉ vậy chi phí mua sắm ở Quảng Châu rẻ hơn những thành phố khác ở Trung Quốc là nguyên nhân chính lôi kéo khách du lịch thập phương đến đây.
8. HÀNG CHÂU
Nếu Tô Châu là nơi sinh ra nhiều mỹ nữ của Trung Quốc thì Hàng Châu là thành phố đáng sống của quốc gia này. Hàng Châu nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam.
Hàng Châu nằm ở phía Bắc tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, ở đầu cuối phía Nam của Kinh Hàng Đại Vận Hà, trên vùng đồng bằng châu thổ ở hạ lưu sông Dương Tử. Toàn bộ thành phố ngang tỉnh Hàng Châu trải dài về phía tây tiếp giáp với vùng núi của tỉnh An Huy, phía đông là một vùng bằng phẳng cạnh vịnh Hàng Châu. Thành phố được xây dựng bao quanh mặt phía đông và phía bắc của Tây Hồ, phía chính bắc sông Tiền Đường.
Hàng Châu là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ khoảng 1.000 năm trở lại đây. Nơi đây không những có kinh tế phát triển mà còn là thành phố du lịch hàng đầu của Trung Quốc.
Du lịch Trung Quốc nếu bỏ qua Hàng Châu thì đúng là du khách đã quá có lỗi với bản thân. Hàng Châu sở hữu vô số cảnh đẹp từ các con phố cổ đến những đồng trà xanh mướt. Đến Hàn Châu, du khách nhất định phải ghé Hồ Tây. Khu hồ vơi cảnh đẹp yên bình vào mỗi mùa lại mang một màu sắc rất riêng. Vẻ đẹp được ví như bước ra từ trong các bức tranh thuỷ mặc.
Ngoài Hồ Tây, Hàng Châu còn có nhiều điểm đến thuộc hàng "cực phẩm du lịch" như Vườn Quốc gia Xixi, Chùa Linh Ẩn cổ nhất thế giới, Long Môn, làng Xinye, Tam đàn ấn nguyệt, Hoa cương quán ngũ,...
9. VŨ HÁN
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Đây là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc. Thành phố nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy), là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn trong Trung Quốc đại lục. Vì có vị trí then chốt trong giao thông nội địa, Vũ Hán được đặt tên "Chicago của Trung Quốc".
Trong thập niên 1920, Vũ Hán là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo chống lại Tưởng Giới Thạch, và sau đó là thủ đô năm 1937 trong cuộc chiến tranh kháng Nhật.
Hiện nay, Vũ Hán khá xa lạ với khách du lịch nước ngoài vì điều kiện khí hậu nơi đây khá khắc nghiệt. Tuy nhiên xét về vẻ đẹp thì Vũ Hán không thua bất kỳ đâu của Trung Quốc. Dù du lịch không mấy phát triển ở Vũ Hán, nhưng tháng 2 - 3 du khách đến đây khá đông để ngắm hoa anh đào. Vũ Hán lúc này không khác gì một Hàn Quốc thu nhỏ. Thành phố với hơn 6.000 cây anh đào cổ thụ đồng loạt khoe sắc đẹp đến ngỡ ngàng.
Nhưng đâu chỉ có vậy, nếu không đến được đây vào mùa xuân để ngắm anh đào thì vẫn còn rất nhiều điểm đến khác chờ du khách khám phá như bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, Hoàng Hạc Lâu, đèn hoa đăng sông Vũ Hán, Madame Tussauds Wuhan...
10. THÀNH ĐÔ
Thành Đô là một thành phố tại Tây Nam Trung Quốc, tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố thuộc tỉnh, đông dân thứ năm Trung Quốc. Thành Đô là một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thương quan trọng của Trung Quốc. Hơn 4000 năm trước, nền văn hóa Kim Sa thời kỳ đồ đồng được thiết lập tại khu vực này. Đồng bằng màu mỡ Thành Đô được gọi là "Thiên Phủ Chi Quốc", có nghĩa là "đất nước thiên đường".
Thành Đô khác với các thành phố du lịch khác ở Trung Quốc. Du khách đến nơi đây chủ yếu là để hoà mình vào thiên nhiên yên bình, trẻo của nơi đây. Một vài điểm đến ở Thành Đô: Núi Thiên Thai, Đền Vũ Hầu, Du Fu Thatched Cottage (nơi thờ nhà thơ Đỗ Phủ), Núi Tuyết Xiling...
11. TÂY AN
Tây An là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía Đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3.100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An (có nghĩa là "muôn đời bình yên"). Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất khu vực Tây Bắc và là một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Khi đến Tây An, du khách sẽ có cơ hội tham quan những di chỉ lăng mộ đế vương, chùa chiền, đền miếu. Đặc biệt là Lăng mộ Tần Thủy Hoàng với khoảng 6.000 tượng bằng đất sét được xem là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Ngoài ra, Tây An còn nổi tiếng với tháp Đại Nhạn cao vút, suối nước nóng Hoa Thanh Trì - nơi Dương Quý Phi tắm,...
12. LHASA
Lhasa đôi khi được viết là Llasa, là thủ đô truyền thống của Tây Tạng và hiện nay là thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nó ở chân của đỉnh Gephel.
Thành phố này là nơi ở truyền thống của các Dalai Lama và các cung Potala và Norbulingka trong Phật giáo Tây Tạng được xem là các trung tâm linh thiêng nhất ở Tây Tạng.
Lhasa có khoảng 255.000 người dân, ở độ cao 3.650 m so với mặt nước biển, là một trong những thành phố cao nhất trên thế giới. Lhasa theo nghĩa đen là "nơi ở của thần linh", mặc dù các tài liệu cổ tiếng Tây Tạng và các bản khắc cho thấy ban đầu nơi này được gọi là Rasa, nghĩa là "nơi của triều đình".
Lhasa sở hữu khá nhiều phong cảnh hùng vĩ, tráng lệ và huyền ảo bậc nhất Trung Hoa từ trên cao. Kiến trúc nổi bật nhất tại Lhasa chính là cung điện Potala, một trong những công trình kiến trúc cổ, đặc biệt và thiêng liêng nhất của thành phố này.
13. CÔN MINH
Côn Minh là thủ phủ tỉnh Vân Nam. Vị trí địa lý: nằm bờ phía nam của hồ Điền Trì (hồ Côn Minh). Thành phố ở độ cao trung bình khoảng 1.892 m so với mực nước biển. Thành phố có 2.400 năm lịch sử, là trung tâm văn hóa, kinh tế, giao thông của tỉnh Vân Nam.
Nền kinh tế của Côn Minh xếp thứ 14 trong các thành phố Trung Quốc năm 1992. Nhiều tuyến đường sắt, và đường bộ đã được xây dựng để nối Côn Minh với Thái Lan, Việt Nam và Lào nhằm giúp Côn Minh có đường ra cảng biển. Côn Minh tham gia tích cực vào Tiểu vùng Mekong mở rộng (bao gồm: Campuchia, Lào, Myanma (Miến Điện), Thái Lan và Việt Nam.
Thành phố Côn Minh có thể được xem có thời gian hình thành năm 279 trước Công nguyên. Năm 765, thành phố Thác Đông được thành lập. Vào thế kỷ 13, Marco Polo đã đến đây và đã viết về vùng đất này trong nhật ký. Thành phố được hoàng đế nhà Nguyên đổi tên thành Côn Minh vào năm 1276. Vào thế kỷ 14, Côn Minh được nhà Minh chiếm lại và cho xây một bức tường bao quanh thành phố Côn Minh ngày nay. Vào thế kỷ 19, Côn Minh chịu sự kiểm soát của quân nổi loạn dưới sự lãnh đạo của Đỗ Văn Tú - vua của Đại Lý quốc từ 1858 đến 1868. Nhiều thập kỷ sau, Côn Minh bắt đầu chịu ảnh hưởng của phương Tây.
Được mệnh danh “Thành phố mùa xuân”, Côn Minh với ánh nắng chan hòa, khí hậu dễ chịu quanh năm cùng với những cảnh quan và di tích lịch sử nổi tiếng, độc đáo luôn là địa điểm du lịch thu hút hàng trăm ngàn du khách.
Kim Mã Phường và Bích Kê Phường có tuổi thọ gần 400 năm là những kiến trúc đặc sắc của Côn Minh mà du khách đặc biệt nên dành thời gian ghé thăm. Du khách nên ghé thăm Bích Kê Phường khi mặt trời vừa lặn, để thấy cảnh sắc ngả bóng xuống đường phía đông đẹp mê hồn. Và khi mặt trăng lên, bóng Kim Mã Phường sẽ ngã về phía Tây tạo nên một cảnh tượng đan chéo, đẹp đến kỳ lạ.
14. LẠC DƯƠNG
Lạc Dương là một thành phố trực thuộc tỉnh (địa cấp thị) nằm ở phía Tây tỉnh Hà Nam. Thành phố này giáp tỉnh lỵ Trịnh Châu về phía đông, Bình Đỉnh Sơn về phía đông nam, Nam Dương về phía Nam, Tam Môn Hiệp về phía Tây, Tế Nguyên về phía Bắc, và Tiêu Tác về phía Đông Bắc.
Tọa lạc trên đồng bằng trung tâm của Trung Quốc, một trong những cái nôi văn minh Trung Hoa, Lạc Dương là một trong bốn cố đô vĩ đại của Trung Hoa. Lạc Dương được ví von là “Trung tâm thiên hạ” bởi vị trí trung tâm trong lãnh thổ và là nơi phát sinh nền văn minh Trung Quốc.
Các địa điểm tham quan chính du khách có thể ghé qua như Bạch Mã tự, hang đá Long Môn - Di sản văn hóa thế giới, hệ thống đền miếu Quan Lân, Viện bảo tàng mộ cổ Lạc Dương.
Theo các du khách thì trong số các thành phố của Trung Quốc thì đâu là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất với du khách? Mỗi thành phố đều có vẻ đẹp rất riêng nên nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách hãy khám phá nhé!
Trùng Khánh (重庆) là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh được hình thành vào ngày 14 tháng 3 năm 1997 khi nó tách ra từ tỉnh Tứ Xuyên. Đến tháng 11 năm 2010, tổng dân số Trùng Khánh là 28.846.200 người,[1] Trùng Khánh được chia thành 19 khu (quận), 15 huyện, và 4 huyện tự trị.
Giản xưng chính thức của Trùng Khánh là "Du" (渝), nó được Quốc vụ viện phê chuẩn vào ngày 18 tháng 4 năm 1997.[2] Chữ này lấy từ tên cũ của sông Gia Lăng, là sông Du Thủy.
Trùng Khánh cũng từng là một thành phố trực thuộc trung ương của Trung Hoa Dân Quốc, và đóng vai trò là thủ đô thời chiến của chính phủ Quốc dân trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937–1945). Giản xưng này bắt nguồn từ tên cũ của đoạn sông Gia Lăng chảy qua Trùng Khánh rồi hợp vào Trường Giang.
Trùng Khánh là một khu vực quan trọng về lịch sử và văn hóa, thành phố cũng là trung tâm kinh tế của vùng thượng du Trường Giang. Trùng Khánh là một trung tâm sản xuất chính và một đầu mối giao thông của vùng Tây Nam Trung Quốc.