Trung Quốc là quốc gia có rất nhiều sông, hồ. Theo ước tính, trên lãnh thổ đất nước này đang tồn tại tới 1500 dòng sông với tổng diện tích lưu vực lên đến 1000 km2. Chúng bao gồm những dòng sông chỉ chảy trong khu vực nội địa và những dòng sông đổ ra biển. Trong đó, những dòng sông đổ ra biển chiếm đến 64% trong toàn bộ quỹ đất của quốc gia này.
Chúng luôn là đề tài du lịch đáng nói bởi sở hữu những vẻ đẹp ấn tượng và độc đáo mà thiên nhiên ban tặng. Khi nói đến những cảnh quan du lịch thiên nhiên độc đáo nhất xứ sở Vạn Lý Trường Thành, các tín đồ du lịch thường không quên nhắc đến những dòng sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, Hắc Long Giang và Châu Giang.
Sự tích về bốn dòng sông nổi tiếng
Trường Giang (Dương Tử), Hoàng Hà, Hắc Long Giang và Châu Giang là bốn con sông nổi tiếng ở Trung Quốc. Trong dân gian cũng truyền nhau về sự tích hình thành đầy ý nghĩa của bốn dòng sông ấy.
Ngày xưa, khi chưa có những dòng sông và ao hồ, chỉ có biển Đông - nơi có bốn con rồng trú ngụ: Trường Long, Hoàng Long, Hắc Long và Châu Long. Một ngày nọ, bốn con rồng bay lên bầu trời. Chúng uốn lượn, hụp lặn và chơi đuổi bắt trong những đám mây.
Châu Long đột ngột hét to: “Đến đây nhanh lên!”
“Gì vậy?”, ba con rồng kia hỏi và nhìn theo hướng Châu Long chỉ.
Dưới mặt đất, chúng thấy một nhóm người đang bày hoa quả và thắp hương. Một người phụ nữ tóc bạc trắng cõng đứa trẻ gầy nhom trên lưng, thì thầm: “Cầu xin Ngọc Hoàng ban mưa để trẻ con có gạo ăn”. Hạn hán đã lâu. Cây trồng héo khô, cỏ vàng úa và đồng ruộng thì nứt nẻ dưới ánh mặt trời thiêu đốt.
Hoàng Long tỏ ra thương cảm: “Con người thật đáng thương! Họ sẽ chết nếu trời không mưa sớm”. Trường Long gật đầu đề nghị: “Chúng ta hãy đi xin Ngọc Hoàng làm mưa đi”. Nói xong, nó lao vào đám mây. Những con rồng còn lại đuổi theo ngay phía sau và cùng bay đến Thiên Đình.
Là người cai quản khắp mặt đất và biển cả, Ngọc Hoàng nắm giữ tất cả quyền lực. Ông không hài lòng khi thấy các con rồng chen chúc tiến vào: “Tại sao các ngươi đến đây, sao không ở lại biển cả và tự lo cho bản thân?”.
Trường Long bước về phía trước và nói: “Cây trồng trên mặt đất đang héo khô và chết, thưa Ngài. Tôi cầu xin ngài hãy nhanh chóng cho mưa xuống!”.
“Được rồi. Trước tiên, các ngươi hãy quay về. Ngày mai ta sẽ cho mưa xuống”. Ngọc Hoàng gật gù trong khi vẫn lắng nghe các tiên nữ ca hát.
Bốn con rồng đáp: “Xin cám ơn ngài!” và vui vẻ trở về.
Nhưng mười ngày trôi qua, vẫn không có giọt mưa nào. Con người ngày càng khốn khổ hơn. Họ buộc phải ăn vỏ cây, rễ cỏ, thậm chí phải ăn cả đất sét trắng khi không còn gì khác. Thấy cảnh đó, bốn con rồng rất buồn rầu. Chúng biết rằng Ngọc Hoàng chỉ quan tâm đến niềm vui mà không tận lực lo cho con người. Họ chỉ có thể dựa vào bản thân để giúp đỡ những người dân đáng thương kia. Nhưng bằng cách nào? Khi nhìn xuống mặt biển rộng lớn, Trường Long nói rằng nó có một ý tưởng.
Ba con rồng kia sốt ruột: “Đó là gì? Nói nhanh đi!”
Trường Long phấn khởi: “Nhìn này, biển của chúng ta có rất nhiều nước đúng không? Chúng ta sẽ phun nước lên bầu trời để tạo ra mưa cứu con người và cây trồng”.
Nghe xong, ba con rồng vỗ tay tán đồng: “Ý kiến hay đó!”
Nhưng rồi Trường Long hơi băn khoăn: “Nếu Ngọc Hoàng biết chuyện, chúng ta sẽ bị bắt tội ”.
Hoàng Long kiên quyết: “Tôi sẽ làm tất cả để cứu con người”. Nghe vậy, Trường Long tự tin hơn, nó nói: “Vậy bắt đầu thôi. Chẳng có gì phải đắn đo cả”.
Hắc Long và Châu Long cũng không thua kém. Chúng lao xuống mặt biển, hút lấy nước rồi bay lên trời phun nước xuống. Bốn con rồng bay đi bay lại làm bầu trời trở nên tối đen. Chẳng mấy chốc, nước biển đã tạo thành cơn mưa đổ xuống mặt đất.
Con người vừa khóc vừa nhảy lên vui sướng: “Mưa rồi! Mưa rồi! Chúng ta được cứu rồi!”. Cây cối bắt đầu xanh tốt trở lại. Những vị thần Biển phát hiện ra việc này, bèn tâu với Ngọc Hoàng.
“Sao chúng dám làm mưa mà không được sự cho phép của ta”, Ngọc Hoàng nổi cơn thịnh nộ và sai Thiên binh Thiên tướng đi bắt bốn con rồng. Vì lực lượng binh tướng quá hùng hậu, bốn con rồng nhanh chóng bị bắt giữ và đưa trở lại thiên đình.
Ngọc Hoàng ra lệnh cho thần Núi: “Hãy nhốt chúng dưới bốn ngọn núi để chúng không bao giờ ra được”.
Thần Núi dùng phép thuật điều khiển bốn ngọn núi bay tới, ép xuống bốn con rồng. Dù bị trừng phạt, bốn con rồng vẫn không hối tiếc về việc chúng đã làm. Bốn con rồng vẫn mãi mãi muốn cứu giúp con người.
Chúng tự biến thành bốn dòng sông, chảy qua núi cao và thung lũng sâu, xuyên qua từ Đông sang Tây và cuối cùng đổ ra biển. Và như vậy, bốn con sông lớn của Trung Quốc được hình thành - Hắc Long Giang (Hắc Long) ở phía Bắc, Hoàng Hà (Hoàng Hà) ở miền Trung, Trường Giang (Dương Tử, hay sông dài) xa hơn về phía nam, và Châu Giang (Châu Long) ở miền Nam xa xôi.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của 4 dòng sông
Trường Giang có nghĩa là sông dài. Đây cũng là dòng sông dài thứ nhất Trung Quốc với chặng đường hơn 6.300 km mà nó đi qua. Trên thế giới, sông Trường Giang là sông lớn thứ 3, chỉ xếp sau sông Ni-lê và sông A-ma-don. Người bản địa cũng hay gọi nó với một cái tên phổ biến khác là sông Dương Tử.
Trong lịch sử, dòng sông này từng đóng vai trò là đầu mối giao thông đường thủy quan trọng cho hoạt động vận chuyển từ đông sang tây. Do đó, Trường Giang còn sở hữu biệt danh có phần trịnh trọng là “đường thủy hoàng kim” củaTrung Quốc. Thêm vào đó, nó cũng may mắn sở hữu thiên nhiên tốt đẹp, đặc biệt là khu vực thượng nguồn với núi cao, thung lũng sâu và tài nguyên sức nước dồi dào. Riêng khu vực trung hạ du sông Trường Giang lại được đặc trưng bởi có khí hậu ấm áp ẩm ướt, ruộng đất màu mỡ, nay đã được xem là trung tâm phát triển công nghiệp và nông nghiệp ở Trung Quốc.
Sau Trường Giang, Hoàng Hà là dòng sông lớn thứ 2 ở Trung Quốc. Con sông này sở hữu chiều dài lên đến 5.464 km, bao gồm những khu vực quan trọng của nền văn minh cổ đại trong lịch sử Trung Hoa. Lưu vực dòng sông hiện giờ là những đồng cỏ chăn nuôi tươi tốt và những quặng khoáng sản phong phú. Từ Hoàng Hà trong tiếng Hán có nghĩa là "sông màu vàng", ám chỉ màu sắc đặc trưng của dòng nước này.
Hắc Long Giang là một con sống lớn nằm ở phía đông bắc của Trung Quốc. Dòng sông này có tổng chiều dài 4.350 km, trong đó hơn 3.101 km trong lưu vực này thuộc về Tỉnh Hắc Long Giang. Hắc Long Giang dịch theo nghĩa Trung Văn là "sông rồng đen", tiếng Hán là sông Amur, phiên âm tiếng mãn của nó là Sahaliyan ula ("sông đen").
Ở phía Bắc tỉnh Hắc Long Giang, dòng sông Rồng Đen này được xem là đường biên giới giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nga. Đồng thời, khu vực này cũng năm rất gần với khu tự trị Nội Mông ở phía Tây Trung Quốc. Vì thế, Hắc Long Giang không những là điểm du lịch thú vị mà còn là một vị trí quốc phòng chiến lược của đất nước này.
Châu Giang là con sông có lưu lượng lớn thứ 2 ở Trung Quốc với chiều dài 2.200 km. Dòng sông này chảy từ khu vực miền Nam Trung Quốc đến đoạn giữa Hồng Kông và Ma Cao sau đó đổ ra biển Đông rộng lớn. Lưu vực sông Châu Giang được tạo thành bởi sự hợp lưu của ba con sông nhỏ là Tây Giang, Bắc Giang và Đông Giang.
Khu vực hạ lưu của dòng sông này nay được gọi là vùng châu thổ Châu Giang với diện tích 409.480 km², bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam và Giang Tây. Đây là nơi có cảnh trí thơ mộng và nguyên thủy vô cùng hấp dẫn với khách du lịch quốc tế.
Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách đừng bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của 4 dòng sông như Viet Viet Tourism vừa giới thiệu trên đây nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!