Trong lịch sử Trung Hoa xưa, nhắc tới vai trò của phụ nữ, người ta thường nghĩ ngay tới một người tề gia nội trợ, ngày ngày đi nhẹ nói khẽ cười duyên, quanh quẩn trong bốn bức tường. Thế nhưng vào những năm phồn thịnh nhất của thời kỳ nhà Đường, nữ giới không còn bị trói buộc bởi những quy định hà khắc như các triều đại khác.
Phụ nữ có thể tham gia các hoạt động xã hội, chuyện ăn mặc cũng như yêu đương được nhìn nhận một cách thông thoáng hơn. Đối với các cành vàng lá ngọc công chúa hay quận chúa, họ cũng không còn bị bó buộc trong cung mà được theo Hoàng đế, hoàng tử ra ngoài săn bắn. Cũng chính vì vậy mà các nàng công chúa nhà Đường đều có phần tính cách mạnh mẽ và hướng ngoại hơn so với công chúa của các triều đại khác.
Và thời bấy giờ, một trong những vị Hoàng đế nổi tiếng chiều chuộng con gái nhất thời Đường là Trung Tông - Lý Hiển. Sau khi lên ngôi hoàng đế, ông lại càng yêu thương các nàng công chúa của mình hơn. Chưa bao về ông để con gái mình thiếu thốn hoặc không thỏa mãn về vật chất. Chẳng những thế hoàng đế Lý Hiển cũng rất hiếm khi yêu cầu hay quản thúc con gái. Cũng vì vậy mà con gái của Đường Trung Tông đều là những cô nàng dũng cảm và cực kỳ gan dạ. Nghi Thành công chúa cũng thế, cô được đánh giá là người nóng tính, nhanh mồm nhanh miệng, hành động nhanh nhẹn quyết đoán nhất. Có lẽ vì là cháu ruột của Võ Tắc Thiên nên Nghi Thành ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ bà nội của mình.
Thời điểm công chúa Nghi Thành lấy chồng, Lý Hiển vẫn chưa đăng cơ nên cô chỉ có phong hào (danh hiệu) là Nghĩa An quận chúa. Mặt khác Nghi Thành công chúa vốn không phải con gái do Vương phi sinh nên chỉ được coi là thứ nữ. Dù vì thân phận mà công chúa Nghĩa An không được chiều chuộng và hưởng thụ bằng đích nữ nhưng cô vẫn giữ được sự kiêu hãnh, cao ngạo vì dòng máu hoàng tộc.
Đến tuổi kết hôn, Nghĩa An quận chúa được gả cho Bùi Tốn, một vị quan trong triều. Vì phò mã không được "tam thê tứ thiếp" như những người khác nên sau khi kết hôn, Nghĩa An quận chúa vẫn luôn cố gắng hoàn thành nghĩa vụ làm dâu, làm vợ của mình như một cách để đền bù cho chồng. Chỉ có những lúc rảnh rỗi cô mới dành thời gian để làm những gì mình thích, cuộc sống rất yên bình và hạnh phúc. Không bao lâu, Lý Hiển lên ngôi Hoàng đế, Nghĩa An quận chúa cũng được phong làm Nghi Thành công chúa.
Cuộc sống yên bình chẳng kéo dài được bao lâu thì Nghi Thành công chúa phát hiện chồng bắt đầu có dấu hiệu lạ. Bùi Tốn không còn ân cần ngọt ngào như trước mà trở nên khó chịu, kén cá chọn canh, luôn tỏ ý bất mãn và gây sự với cô. Nghi Thành công chúa bắt đầu nghi ngờ chồng phản bội, tìm được người mới và không còn yêu thương mình như trước. Càng nghĩ, Nghi Thành công chúa càng nổi giận: "Bùi Tốn, ngươi giỏi lắm. Ngươi dám đối xử với ta như vậy sao. Ta ở nhà tuân thủ nữ tắc, làm việc quy củ, người lại dám ra ngoài trêu hoa ghẹo nguyệt. Cái đồ có mới nới cũ nhà ngươi, nếu để ta bắt được thì chắc chắn phải cho ngươi biết tay".
Sau khi quyết tâm phải dạy cho chồng một bài học, Nghi Thành công chúa giả vờ như không biết gì và bí mật theo dõi Bùi Tốn. Nghi Thành công chúa dễ dàng phát hiện kẻ thứ 3 chen chân vào hạnh phúc của mình là một hầu gái xinh đẹp trong nhà. Chẳng mất nhiều công sức cô đã bắt quả tang cả hai ở ngay trên giường.
Chỉ nghe 2 tiếng “rầm rầm”, cửa phòng bị đạp tung, Bùi Tốn nhìn lên thì thấy Nghi Thành công chúa đang lăm lăm con dao xông vào. Bùi Tốn vội vàng bật người dậy vớ lấy quần áo, trong lòng run sợ không biết nên nói thế nào với vợ. Trong lúc Bùi Tốn vẫn còn đang lần khần không biết nên mở lời thế nào với vợ thì Nghi Thành Công chúa đã xẻo luôn tai và mũi của “tình địch”. Quá đau đớn, nữ hầu gái hét lên điên loạn. Nghi Thành vừa nghiến răng nói vừa cười khoái trá: “Ta xem ngươi sau này còn làm hồ li tinh được nữa hay không?”
Giải quyết xong "hồ ly tinh", Nghi Thành công chúa quay sang nhìn Bùi Tốn khiến hắn sợ hãi vội vàng bỏ chạy. Dù vậy Bùi Tốn vẫn bị Nghi Thành công chúa cắt đứt một lọn tóc. Trong lúc bỏ trốn, Bùi Tốn vô tình nhìn thấy một tay của công chúa đang cầm một vật lạ dính đầy máu. Vừa nhìn kỹ một chút, hắn đã sợ đến hồn bay phách tán vì đó là chính miếng da được lột từ vùng kín của nữ hầu kia.
May mắn cho Bùi Tốn là khi ấy người hầu đã đến kịp để che chở cho hắn không bị Nghi Thành công chúa làm hại thêm. Vừa núp sau lưng người hầu, Bùi Tốn vừa run rẩy nói: "Nàng, nàng ấy muốn giết ta". Nghe xong Bùi Tốn nói, Nghi Thành công chúa tức đến mức bật cười và lạnh lùng tuyên bố: "Ta giết nhà ngươi làm gì? Yên tâm, sẽ không giết người đâu. Nhưng mà... ta muốn cho người trong thiên hạ đến xem ngươi làm chuyện tốt gì". Nói xong Nghi Thành công chúa quay lưng bước ra ngoài, không thèm liếc mắt nhìn Bùi Tốn lấy một lần.
Hành động của công chúa Nghi Thành đã làm náo động cả kinh thành và khiến các ngự sử liên tục viết tấu chương yêu cầu Trung Tông phải phạt thật nặng con gái. Trước sức ép của triều đình, Lý Hiển đã phạt Nghi Thành bằng cách hạ cô xuống làm huyện chủ (thấp hơn quận chúa). Bùi Tốn sau đó cũng bị cách chức quan. Tuy nhiên, không bao lâu Trung Tông Lý Hiển lại thăng chức cho Bùi Tốn để an ủi chàng phò mã đáng thương. Còn Nghi Thành thì phải mấy năm sau đó mới được khôi phục lại danh hào công chúa.
Về cuộc sống sau này của 2 vợ chồng công chúa Nghi Thành - Bùi Tốn, sử sách không còn ghi lại. Chỉ biết cho đến tận lúc Nghi Thành công chúa qua đời, Bùi Tốn cũng không bị truy ra chuyện trăng hoa, trai gái nào nữa. Người ta đoán trải qua chuyện này, Bùi Tốn cũng đã hiểu biết thêm tính cách mạnh mẽ và có phần thô bạo của Nghi Thành công chúa. Chắc chắn hắn sẽ không còn ngang nhiên ngoại tình như trước.
Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!